Việc dán mắt liên tục vào smartphone mà không làm việc không chỉ lãng phí về thời gian mà còn tổn hại đến sức khỏe con người.
Hôm trước tết, trong chuyến đi công tác ở Malaysia, khi chụp ảnh sefie làm thủ tục check-in “cúng” Facebook, cả nhóm hơn 10 người chúng tôi giật mình khi nhìn thấy trong ảnh ai cũng đều dán mắt vào những chiếc điện thoại của mình. Trước đó không lâu, tôi cũng chụp được ảnh gần hết hành khách trên toa tàu điện ngầm ở Singapore đang chuyên tâm làm chuyên môn với các thiết bị di động của họ.
Xem thêm: Bí quyết bảo vệ dây cáp mạng nhà bạn và sản phẩm cap camera Golden Link
“Con nghiện” công nghệ mới
Ở Việt Nam, hầu như bước vào quán cà phê nào bạn cũng có thể nhìn thấy cảnh người ta đang cắm mặt vào những chiếc màn hình nhỏ xíu. Nói là quán cà phê cho nó cụ thể thôi, chứ ở bất cứ nơi công cộng nào bạn đều dễ dàng nhìn thấy nhiều người đang trói cuộc sống của mình vào những chiếc smartphone, tablet như vậy.
- Khi ta trở thành ‘nô lệ’ của… màn hình
Cách đây ba, bốn năm, các quán cà phê có Wi-Fi chủ yếu là nơi để người ta xách laptop ra ngồi làm việc hay “tám” với thiên hạ. Còn ngày nay đó là địa bàn hoạt động của các thiết bị di động. Có hai nhân tố chính khiến cho đạo quân “nô lệ” của màn hình di động ngày càng đông hơn… quân Nguyên!
Đầu tiên là sự phổ dụng của smartphone và tablet gia tăng quá nhanh do sự phong phú và đa dạng của các chủng loại thiết bị kết hợp với giá bán ngày càng rẻ. Thậm chí có thể nói rằng vào đầu năm 2016 này, chỉ cần muốn là hầu như ai cũng có thể tậu cho mình một chiếc smartphone. Chẳng hạn như chiếc smartphone Philips S307 màn hình 4 inch chạy hệ điều hành Android 4.4 chỉ có 1 triệu đồng. Đó là hàng hiệu chính hãng đàng hoàng, chứ hàng “tàu” thì còn rẻ hơn nhiều.
Thứ hai là sự phổ cập của kết nối Internet. Tốc độ có thể chưa phải ngon nhưng về độ phủ rộng và tính có sẵn thì mạng Internet ở Việt Nam là thuộc “hàng top thế giới”. Nơi nào không có
dây cáp mạng kéo đến thì đã có các mạng 3G phủ sóng. Ngay tới hang cùng ngõ hẻm, thôn xóm xa xôi cũng có thể truy cập Internet. Mà hễ có Internet là người ta có thể ngao du các mạng truyền thông xã hội.